Rudolf Steiner
Rudolf Steiner Joseph Lorenz (25 hoặc 27 tháng 2 năm 1861 - ngày 30 tháng 3 năm 1925) là một nhà thần bí học, nhà cải cách xã hội, kiến trúc sư, nhà bí truyền và nhà ngoại cảm người Áo. Steiner bắt đầu được ghi nhận vào cuối thế kỷ XIX với tư cách là một nhà phê bình văn học và đã xuất bản các tác phẩm trong đó có ''Triết lý tự do (The Philosophy of Freedom)''. Vào đầu thế kỷ XX, ông sáng lập một phong trào tâm linh bí truyền, nhân trí học (Anthroposophy), có nguồn gốc từ triết học duy tâm Đức và thông thiên học.Steiner dẫn đầu phong trào Nhân trí học qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên, giai đoạn có thiên hướng triết lý, Steiner đã cố gắng để tìm một sự tổng hợp giữa khoa học và tâm linh. Tác phẩm triết học của ông trong những năm này, mà ông gọi là "khoa học tâm linh", tìm cách áp dụng những nhận thức mà ông cho là sáng suốt của triết học phương Tây vào các vấn đề tâm linh. Trong giai đoạn thứ hai, từ khoảng năm 1907, ông bắt đầu hợp tác làm việc trong nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, bao gồm kịch, khiêu vũ và kiến trúc, đỉnh cao là việc xây dựng Goetheanum, một trung tâm văn hóa lưu giữ tất cả các loại hình nghệ thuật. Vào giai đoạn thứ ba, sau thế chiến thứ nhất, Steiner đã làm việc với các nhà giáo dục, nông dân, bác sĩ, và các chuyên gia khác để phát triển giáo dục Waldorf, nông nghiệp Biodynamic, y học nhân trí cũng như các định hướng mới trong các lĩnh vực khác.
Steiner chủ trương một hình thức chủ nghĩa cá nhân đạo đức, mà sau này ông đã đưa ra một cách tiếp cận mang tính tâm linh rõ ràng hơn. Nhận thức luận của ông dựa trên thế giới quan của Johann Wolfgang Goethe: "suy nghĩ... không hơn không kém một cơ quan nhận thức như với mắt và tai. Cũng giống như mắt cảm nhận màu sắc và tai cảm nhận âm thanh, suy nghĩ cũng cảm nhận ý tưởng". Một chủ đề được thấy xuyên suốt trong tác phẩm của ông là mục tiêu chứng minh rằng kiến thức của con người là vô hạn. Được cung cấp bởi Wikipedia
-
1
-
2
-
3
-
4Số hiệu: ZsnBài viết
-
5Bằng Goethe, Johann Wolfgang vonTác giả khác: “…Steiner, Rudolf…”
Được phát hành 1897
Số hiệu: 38geiSách -
6Tác giả khác: “…Steiner, Rudolf…”
Bài viết -
7Tác giả khác: “…Steiner, Rudolf…”
Bài viết